Những diễn viên của màn ảnh Việt là người lính (Phần 1) (2014-07-20 23:20:32)

(2Sao) - Họ là những diễn viên đang công tác trong ngành lực lượng vũ trang, mang trên mình bộ quân phục oai nghiêm.

NSƯT Nguyễn Công Bảy


Thượng tá, NSƯT Nguyễn Công Bảy - Trưởng đoàn kịch Công an Nhân dân.


Cố NS Tuấn Dương



Cố Nghệ sĩ Tuấn Dương (1952-2013) là một diễn viên kịch nói Việt Nam, hầu hết sự nghiệp công tác tại đoàn kịch Công an Nhân dân, sau đó về hưu. Cấp bậc cao nhất là Trung Tá Công An. Ông tham gia hàng chục bộ phim, chuyên đóng những vai hài trong các phim, đặc biệt là các vai nông dân, trưởng thôn, hoặc gã chồng sợ vợ: "Đất và người", "Làng ven đô", "Chuyện đã qua", "Lều chõng", "Lập trình cho trái tim”, "Những mảnh đời ngang trái", "Đường về hang ổ" (vai đại ca Hưng Đại bàng), "Tin vào điều không thể" (vai ông bán bánh mỳ)...

Ông còn tham gia nhiều tiểu phẩm hài trong chương trình Gặp nhau cuối tuần, Gala Cười. Là một Trung tá của đoàn kịch nói CAND đồng thời cũng là một diễn viên truyền hình, các vai diễn của nghệ sỹ Tuấn Dương rất đa dạng. Từ những vai phụ, xuất hiện ít hay nhiều trong các bộ phim truyền hình, những tiểu phẩm hài. Cho dù ở bất kỳ vị trí nào, Tuấn Dương cũng đều để lại cho khán giả những nét ấn tượng riêng.

NSƯT Trần Nhượng



NSƯT Trần Nhượng nguyên là Trưởng đoàn kịch Công an nhân dân, Bộ Công an, bị coi là diễn viên chuyên đóng vai phản diện, suốt ngày “bồ bịch, lăng nhăng” bởi cái “mã” đẹp. Ông được khán giả biết đến qua các bộ phim như:  “Bản di chúc bí ẩn”, “Khi người đàn ông góa vợ bật khóc”, “Gia đình là số 1”, bộ phim về người lính không quân “Cao hơn bầu trời”, “Gác kiếm” (Vai một trùm xã hội đen: Phương Ấn Độ), bộ phim chống lâm tặc “Khi đàn chim trở về”. Ông cũng tham gia dự án phim truyền hình thể loại hình sự điều tra do VTV và World Star Group phối hợp thực hiện “Cung đường trắng”.

NSƯT Đức Thuận



Không biết có phải vì trời phú cho cái phong thái đạo mạo, nghiêm nghị mà NSƯT Khương Đức Thuận nhiều khi bị “đóng đinh” vào các vai diễn chính khách, đặc biệt là các vai diễn thủ trưởng công an… Ở ngoài đời, Khương Đức Thuận cũng là một Thượng tá công an, thuộc biên chế của Đoàn Nghệ thuật Công an nhân dân. 30 năm theo nghiệp diễn, anh không thể nhớ hết đã bao lần vào vai công an, nào là Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra trong vở kịch “Vòng xoáy”, Quận trưởng công an trong “Thằng Mẫn tóc nâu”, Giám đốc công an trong “Ngọt ngào trong cay đắng” và “Khoảnh khắc mong manh”, Phó cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra trong “Vượt qua thử thách”, vai Thủ Lĩnh với tính cách hoàn toàn mới mẻ trong phim trinh thám ma “Tối qua mơ gì”, “Những đứa con biệt động Sài Gòn”, …

Anh được mệnh danh là "Nghệ sĩ đứng im cũng ra vai Công An mà khônh cần diễn". Trong nghề diễn xuất, NSƯT Đức Thuận có vinh dự được vào vai 2 vị tướng lĩnh trong cả Quân đội và Công an, đó là vai Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong phim truyện nhựa "Giải phóng Sài Gòn", ở kịch sân khấu "Bản giao hưởng Điện Biên" và vai Bộ trưởng Trần Quốc Hoàn trong phim "Chiến hạm nổ tung".

NSƯT Thế Bình



Khán giả nhận ra NSƯT Thế Bình qua các bộ phim như: "Chị Nhàn", Tư lệnh Phòng không Không quân trong "Hà Nội 12 ngày đêm", Tỉnh trưởng ngụy trong phim "Tiếng cồng định mệnh", Thiếu tướng thông tin trong "Giải phóng miền Nam", Trưởng phòng Cảnh sát Hình sự trong những seri phim truyền hình dài tập: "Cổ cồn trắng", "Chạy án", "Kẻ giấu mặt", "Biệt thự màu tro lạnh"… Hiện, NSƯT Thế Bình đang công tác tại Đoàn kịch Công an nhân dân.     

NSƯT Nguyễn Hải



Thượng tá NSƯT Nguyễn Hải là diễn viên của đoàn kịch Bộ Công an. Anh đã khẳng định tên tuổi qua việc thể hiện rất thành công các vai phản diện ấn tượng trong các bộ phim như: “Chuyện làng Nhô”, “Cổ cồn trắng”, “Chạy án”, “Ngôi biệt thự màu tro lạnh”…

NSƯT Hương Dung



Năm 1978, NSƯT Hương Dung bắt đầu hoạt động ở Đoàn văn công Quân khu 3, rồi vào Đoàn kịch Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an), là diễn viên thuộc thế hệ đầu tiên của Đoàn Nghệ thuật CAND. Chị là gương mặt từ lâu đã trở nên thân thiết với khán gián giả truyền hình cả nước qua các bộ phim: "Vị tướng tình báo và hai bà vợ", "Dòng sông phẳng lặng", "Chạy án 1", "Chạy án 2", "Cổ vật"....

Chị còn tham gia lồng tiếng cho phim với tần suất dày đặc. Bên cạnh đó, chị còn đảm nhận cả việc tổ chức sản xuất, đạo diễn, hóa trang... Đặc biệt, chị mở các lớp đào tạo diễn viên nghiệp dư, có rất nhiều người đã trưởng thành và nổi tiếng như Việt Anh, Diệu Hương... Nghỉ hưu với quân hàm Đại úy theo chế độ 176 từ năm 1994 nhưng chị vẫn dành thời gian tham gia với Đoàn thường xuyên.

Diễn viên Bình Xuyên



Bình Xuyên là một gương mặt quen thuộc với đông đảo khán giả truyền hình. Anh thường được bạn bè, đồng nghiệp gọi là Bình Xuyên "Công an" vì vào vai công an gần như là sở trường của anh: Vai Đại tá, Giám đốc Công an tỉnh Nguyễn Văn Vượng trong "Bí mật tam giác vàng", vai Trung tá Trần Bình - một Trưởng phòng Cảnh sát hình sự mưu trí, quyết đoán trong bộ phim "Bản di chúc bí ẩn". Ở vai diễn người chỉ huy trong "Kẻ giấu mặt", một trong những phần của sêri phim "Cảnh sát hình sự", Bình Xuyên thể hiện khá tốt.

Tốt nghiệp trường Sân khấu điện ảnh, anh trở thành diễn viên của Đoàn kịch Hà Nam Ninh, sau đó vào quân ngũ rồi hoạt động trong đội kịch nói của Tổng cục Hậu Cần. Khó khăn, Đoàn kịch nói của Tổng cục Hậu cần giải tán, Bình Xuyên gia nhập Đoàn kịch nói Công an Hà Nội. Khi Đoàn kịch nói Công an Hà Nội giải thể, Bình Xuyên chuyển về công tác tại Phòng Cảnh sát trật tự của Công an Hà Nội. Năm 1994, khi lực lượng Cảnh sát phản ứng nhanh 113 được thành lập cũng là lúc Bình Xuyên được phân công tham gia đội ngũ này.

Năm 1995, khi NSND Bạch Diệp làm phim "Hoa trong bão", Bình Xuyên đã được mời vào vai một chiến sĩ cách mạng trong phim. Đam mê nghệ thuật bấy lâu cất giữ được dịp bung tỏa. Cứ ngoài giờ làm việc ở đơn vị, anh lại tham gia đóng phim. Cho đến nay, tính ra anh đã có hàng trăm vai diễn: "Hoa trong bão", "Cô gái đến từ Băngcốc", "Biệt thự màu tro lạnh", "Khi đàn chim trở về", "Qua ngày giông bão", "Đất thiêng"… Giờ đây, khi đã hoàn thành nhiệm vụ của một người chiến sĩ Công an, Bình Xuyên có nhiều thời gian hơn dành cho nghệ thuật.

NSƯT Thúy Hiền




Tốt nghiệp Đại học Sân khấu điện ảnh, nhiều bạn bè như Trung Hiếu, Công Lý, Tùng Dương… đầu quân về các Nhà hát, còn NSƯT Thúy Hiền xin về Đoàn kịch Công an nhân dân, hiện là Đại úy, Đội trưởng Đội diễn viên của Đoàn.

NSƯT Hoàng Lan



Thiếu tá, NSƯT Hoàng Lan xuất hiện trong hàng loạt các phim truyền hình như: “Mùa thu không cô đơn”, “Gió từ phố Hiến”, “Cô gái mang tên dòng sông”, “Giọt nước mắt giữa hai thế kỷ” ... Nhưng Hoàng Lan còn có duyên nợ với kịch nói. Quanh năm cô cùng Đoàn kịch Công an nhân dân đi lưu diễn khắp các tỉnh thành.

Tài năng của cô ở lĩnh vực này là không thể phủ nhận với giải 3 tài năng sân khấu, giải bạc Liên hoan hình tượng người chiến sĩ công an, giải A tài năng sân khấu trẻ, giải vàng Liên hoan sân khấu thể nghiệm, giải vàng Liên hoan sân khấu chuyên nghiệp...

Ngọc Bích



Diễn viên Ngọc Bích công tác tại đoàn Nghệ thuật Công an nhân dân, đeo quân hàm Trung tá. Chị thường thủ những vai “lệch” như bà chủ chứa Mỹ Lệ trong phim “Tiếng hát sơn ca”, hay kẻ buôn thuốc trừ sâu rởm trong phim “Con sóng đầu đời”, vợ Bất (chủ cửa hàng karaoke) trong phim “Chuyện của làng ven sông”, chủ quán café trong phim “Hoa cỏ may” và Điểm trong phim “Ngã ba thời gian”, bà Sến bán thịt lợn trong "Đi tìm hạnh phúc", vai bà mẹ chồng ghê gớm phim "Đứa con chung"…

Ngoài ra, còn phải kể đến các diễn viên:



Hồ Phong


Hồng Quân


Quốc Thắng


Hoàng Chí Công


Nguyễn Nga

diễn viên, bộ phim, kịch nói, phim truyền hình, công tác, nhân dân, sân khấu, Đức, Hà Nội, tướng lĩnh công an, công an nhân dân, diễn viên, đoàn kịch, công an nhân, đoàn kịch công an, kịch công an nhân, an nhân dân, trong phim, bộ phim, Những diễn viên của màn ảnh Việt là người lính (Phần 1)

(--- 2sao vietnamnet ---)